Hồi ấy, cuộc sống còn khốn khó, tuy nhà trồng được lúa nhưng gạo không đủ ăn. Mỗi khi có cơm nguội dư, má phơi khô rồi đem gói thật kỹ vào một bao dứa để lâu lâu góp thành một “khoản” kha khá làm món cơm khô ngào đường.
Khi tôi sinh con gái đầu lòng, má chồng tôi tay xách nách mang từ miền Tây Nam Bộ ra Hà Nội chăm con dâu và cháu. Hàng ngày, má giúp tôi đi chợ, trông con. Trong suốt tháng đầu sau sinh, tôi phải “ngậm ngùi” ăn những món ăn “đạm bạc” mà má chuẩn bị. Nếu có cơm thừa, tôi đem đổ thì má giữ lại, gói bọc cẩn thận rồi phơi khô. Tôi mà đổ thức ăn dư đi, má thường nhắc nhở: “Chớ có đổ đi con, phải tội đấy, nhiều người còn không có mà ăn”. Nói thật là tôi không quen với cách sống đó nên phàn nàn với chồng. Anh đã kể cho tôi nghe câu chuyện xúc động về món cơm ngào đường má làm cho anh khi còn nhỏ.
Khi tôi sinh con gái đầu lòng, má chồng tôi tay xách nách mang từ miền Tây Nam Bộ ra Hà Nội chăm con dâu và cháu. Hàng ngày, má giúp tôi đi chợ, trông con. Trong suốt tháng đầu sau sinh, tôi phải “ngậm ngùi” ăn những món ăn “đạm bạc” mà má chuẩn bị. Nếu có cơm thừa, tôi đem đổ thì má giữ lại, gói bọc cẩn thận rồi phơi khô. Tôi mà đổ thức ăn dư đi, má thường nhắc nhở: “Chớ có đổ đi con, phải tội đấy, nhiều người còn không có mà ăn”. Nói thật là tôi không quen với cách sống đó nên phàn nàn với chồng. Anh đã kể cho tôi nghe câu chuyện xúc động về món cơm ngào đường má làm cho anh khi còn nhỏ.
Hồi ấy, cuộc sống còn khốn khó, tuy nhà trồng được lúa nhưng gạo không đủ ăn. Mỗi khi có cơm nguội dư, má phơi khô rồi đem gói thật kỹ vào một bao dứa để lâu lâu góp thành một “khoản” kha khá làm món cơm khô ngào đường. Trước khi cho cơm vào chế biến, má đem phơi một lần nắng cuối cho thật già. Anh nói, vào những tối mưa rả rích của miền Nam, ngồi trong nhà nghe tiếng mái chèo khua nhẹ ngoài kênh, bốn má con đốt đèn dưới căn bếp lụp xụp lợp bằng lá dừa nước. Má cho từng mẻ cơm lên chảo rang đều. Ba anh em ngồi quây quần bên bếp lửa hồng, thi thoảng anh Hai thò tay vào chảo nhặt vài hạt cơm đã chín tới. Những hạt cơm còn nóng rẫy làm anh Hai vừa xuýt xoa vừa đảo từ tay này sang tay kia. Tiếng mưa cứ rả rích ngoài mái hiên, bốn mẹ con vẫn tíu tít bên bếp lửa.
Khi rang cơm, má để lửa liu riu và đảo thật đều tay. Cơm vàng rộm, giòn bung, mùi thơm bay khắp gian bếp là được. Má đổ cơm ra rá, ba anh em ngồi quạt cho thật nguội, vừa quạt vừa lén nhặt chộm vài hạt nhẩn nha nhai. Anh Hai thường cốc vào đầu doạ các em nhưng cũng không giấu nổi sự thèm thuồng trước mẻ cơm vàng ươm ấy.
Sau khi cơm đã hoàn thành, má chuẩn bị đường để ngào. Đầu tiên là gừng tươi cạo sạch vỏ, thái sợi. Đường cho lên thắng, khi đường tan má cho gừng vào. Thấy gần được, má kêu anh Hai hứng một chút nước mưa vào bát để má thử đường. Nếu đường tan đi trong bát nước, chồng tôi có nhiệm vụ đổ gạo rang vào chảo. Má dùng cả sức lực của đôi tay và sự khéo léo để trộn đều mọi thứ với nhau. Không khí trong căn bếp nhỏ bận rộn như chuẩn bị một bữa cỗ thịnh soạn. Anh Hai lúc nào cũng tỏ vẻ anh cả, kêu cô Tư lau mồ hôi cho má, kêu em Ba (chồng tôi) chuẩn bị khuôn cho má đổ. Thi thoảng, có chút đậu phộng ai cho, má giã giập cho vào để thêm vị thơm ngon.
Mỗi sáng, ba anh em được má cắt cho một miếng nhỏ hình chữ nhật mang đến trường. Vừa đi, ba anh em vừa nhai miếng khô ngào đường má chuẩn bị cho. Cơm giòn tan, vị đường ngọt lịm thơm thơm, gừng cay cay nơi đầu lưỡi. Nếu có lạc thì có thêm vị bùi béo của những mảnh lạc giã giập. Bao giờ anh Hai cũng ăn hết phần của trước và nì nèo suốt dọc đường xin hai em. Cô Tư thương anh nên dù tiếc cũng vẫn cho anh cắn của mình một miếng.
Cơm vàng rộm, giòn bung, mùi thơm bay khắp gian bếp
Giờ cả ba anh em đã trưởng thành, chồng tôi ra Bắc lập nghiệp và lấy vợ luôn ngoài này. Song với anh, kỷ niệm về món cơm khô ngào đường thấm đẫm những giọt mồ hôi của má không bao giờ anh có thể lãng quên. Nó còn là bài học về ý thức tiết kiệm, sự chắt chiu sức lao động mà má đã dạy các con.
…Sau hai năm sống cùng chúng tôi ở Hà Nội, má trở về với miền Tây, về với những con kênh, rặng dừa của má. Trước lúc về, má đãi tôi món cơm khô ngào đường. Nhai từng miếng cơm, tôi thấy nghẹn ngào nơi cổ họng, người phụ nữ của miền sông nước Cửu Long ấy đã trở nên gắn bó thân thiết với tâm hồn tôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét